Nội Dung Bài Viết
Để lưu thông hàng hóa trên đường bộ được thông suốt thì việc tuân thủ các quy định pháp luật đưa ra rất quan trọng. Đặc biệt, khi hiện nay nhu cầu vận tải ngày một tăng. Vì vậy. bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc những thủ tục vận chuyển hàng hóa đường bộ. Từ đó giúp bạn có thể tránh khỏi được những rủi ro không đáng. Cùng theo dõi ngay nhé.
Vì sao cần phải có đầy đủ các thủ tục khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ?
Nhu cầu vận tải nói chung và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ nói riêng ngày càng nhiều. Từ việc vận chuyển nguyên vật liệu tới cung ứng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy có rất nhiều phương tiện ra đời với các hình thức chuyên chở khác nhau. Trong đó hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ trở nên phổ biến hiện nay do tính chất cơ động và tiện lợi của nó mang lại.
Bạn có thể xem thêm: Bảng giá gửi hàng đi Mỹ tại HCM để biết cách tính ra sao?
Phương thức vận chuyển này có thể đơn giản, dễ dàng với nhiều loại phương tiện có thể tham gia và đảm bảo mức chi phí thấp nhất. Thời gian đi lại khá nhanh và cơ động. Vì vậy, hình thức này được rất nhiều người ưu tiên chọn lựa.
Việc vận chuyển hàng hóa đường độ này không chỉ dừng lại trong khu vực nhỏ mà còn phát triển rộng ra Bắc Nam. Thậm chí còn có thể giao thương vượt ranh giới giữa các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Vì vậy để có thể kiểm soát tốt các vấn đề về kinh tế, thương mại, dịch bệnh thì hiện nay có rất nhiều các quy định đối với hình thức vận chuyển hàng hóa. Theo đó, các nhà bán hàng, chủ phương tiện muốn lưu thông hàng hóa trên đường bộ phải tuân thủ rất nhiều quy định. Chủ phương tiện phải có đầy đủ hành lang pháp lý như giấy tờ xe, giấy phép lái xe, ….. Ngoài ra, cần đảm bảo thực hiện đúng các luật giao thông và cung cấp các giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Các thủ tục quy định khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Thông thường với các đơn vị cần vận chuyển hàng hóa sẽ thường thuê các bên vận tải. Với nhu cầu cần lưu thông trên một quãng đường dài như Bắc Nam hoặc quốc tế thì yêu cầu về phương tiện và nhân sự càng cao. Bởi vậy, các công ty vận tải sẽ tiến hành cung cấp các giấy tờ đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn và đúng với quy định của pháp luật.
Các thủ tục vận chuyển hàng hóa đường bộ sẽ yêu cầu khá nghiêm ngặt và được chia thành nhiều loại khác nhau. Với thông tư số 94/2003/TTLT, hàng hóa trên đường vận chuyển phải có đầy đủ các hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc. Theo đó, hàng hóa phải hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra và cụ thể như sau:
1. Cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Khách hàng cuối cùng cho dịch vụ mua bán này là người tiêu dùng. Giá trị hàng hóa có giá trị thấp dưới mức quy định không cần phải lập hợp đồng. Tuy nhiên, chứng từ đi kèm có bảng kê bán lẻ hàng hóa theo từng lần bán hàng, từng loại hàng…
Xem thêm: Những thông tin cần thiết trong hợp đồng vận chuyển.
2. Hàng hóa xuất kho để bán, trao đổi, biếu, tặng hay tiêu dùng nội bộ
Các loại hàng hóa này bắt buộc phải có giá trị gia tăng hoặc hợp đồng mua bán ký kết hai bên. Giấy tờ này phải đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán.
3. Hàng hóa xuất giao cho đại lý
Yêu cầu phải có thể sử dụng 1 trong hai cách lập hóa đơn, chứng từ như sau:
- Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng.
- Sử dụng phiếu xuất hàng gửi bán cho đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ.
4. Cơ sở kinh doanh xuất nguyên liệu đưa đi gia công
Bắt buộc khi cơ quan kiểm tra người lưu thông hàng hóa phải xuất trình được các giấy tờ: Phiếu xuất kho ghi rõ xuất hàng đưa gia công kèm theo hợp đồng gia công. Ngoài ra, hàng hóa bị trả lại thì cơ sở gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất sản phẩm gia công trả lại cho đơn vị thuê gia công kèm theo hợp đồng.
5. Hàng hóa của công ty đưa đi bán lưu động
Khi đem hàng hóa vận chuyển bán lưu động hoặc hội chợ triển lãm phải có:
- Lệnh điều động nội bộ.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
6. Đối với hàng hóa bị sai quy cách
Chất lượng phải xuất trả lại bên bán phải có 1 trong các loại hợp đồng như: Hợp đồng giá trị gia tăng, hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường.
7. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
Khi xuất khẩu phải có 1 trong các loại hợp đồng sau: Hợp đồng giá trị gia tăng, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn tự in để làm chứng từ lưu thông trên đường.
Lưu ngay: Mẹo tiết kiệm chi phí chuyển hàng hiệu quả đến bất ngờ.
8. Với các danh mục hàng hóa mà người bán không thuộc đối tượng phải lập hợp đồng
Chúng ta phải chia thành các trường hợp:
- Các cơ sở mua sản lâm, thủy, hải sản do người dân sản xuất, khai thác phải lập hợp đồng thu mua hàng theo theo mẫu số 06/TMH-3LL ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính.
- Đối với đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, cơ sở kinh doanh mua lại để bán hay nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.
9. Hàng hóa được điều động nội bộ từ các chi nhánh khác nhau
Người lưu thông hàng hóa cần phải có các giấy tờ:
- Hợp đồng giá trị gia tăng hoặc HĐ bán hàng.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ.
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp tổng hợp đầy đủ các thủ tục vận chuyển hàng hóa đường bộ. Hãy nắm bắt các thông tin thật kỹ. Thường xuyên cập nhật các quy định mới nhất của pháp luật đưa ra về vận tải hàng hóa. Từ đó giúp bạn và doanh nghiệp có thể lưu thông hàng hóa một cách an toàn trên đường, tránh các rủi ro không đáng.
Nếu khách hàng có nhu cầu gửi hàng đi Mỹ có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh: